Thuốc Scarlet có thành phần hoạt chất chính là rau má (Centella Asiatica) kết hợp với propyl parabel, isopropyl myristate, các loại ion kim loại Magie, nước,...
Rau má là 1 loại thảo dược trong y học cổ truyền, có tác dụng điều trị cho nhiều tình trạng khác nhau. Có những bài thuốc sử dụng rau má để điều trị cảm sốt, viêm phế quản hoặc tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu,... Bên cạnh đó, thành phần này còn có tác dụng làm lành vết thương hở hiệu quả, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Đặc biệt, rau má còn có tác dụng kích thích tái tạo mô liên kết, keratin hóa, giúp bảo vệ da khỏi các chất độc, thúc đẩy nhanh quá trình làm liền sẹo, ngứa thâm nám và phục hồi làn da bị tổn thương.
Chỉ định sử dụng thuốc Scarlet:
- Làm lành các vùng da bị tổn thương như bị bỏng, da sau phẫu thuật,...;
- Làm mờ vết thâm mụn, vết rạn do sinh nở hoặc cơ thể phát triển tuổi dậy thì;
- Giảm thiểu triệu chứng mẩn ngứa, kích ứng, sưng tấy da;
- Giảm nhanh các triệu chứng khi bị côn trùng đốt.
Chống chỉ định sử dụng thuốc Scarlet:
Người có tiền sử dị ứng với rau má và mẫn cảm với các thành phần khác của thuốc.
2. Cách dùng và liều dùng thuốc Scarlet
Cách dùng: Làm sạch vùng da cần điều trị, bôi thuốc với lượng vừa đủ lên da, massage nhẹ nhàng trong 2 - 3 phút để thuốc ngấm vào da. Nên rửa sạch tay trước và sau khi bôi thuốc (trừ khi vùng da cần điều trị nằm ở bàn tay).
Liều dùng: Sử dụng liều 2 - 3 lần/ngày. Thời gian kéo dài dùng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Tác dụng phụ của thuốc Scarlet
Do thành phần hoạt chất của thuốc Scarlet vô cùng lành tính nên thuốc rất ít gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới người dùng. Nếu có thì tác dụng phụ thường là kích ứng da do nhạy cảm với thành phần dược liệu. Tuy nhiên, người dùng không cần lo lắng khi gặp phải tình trạng này vì đó chỉ là phản ứng nhất thời trên da và sẽ nhanh chóng biến mất.
4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Scarlet
Một số lưu ý người dùng cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Scarlet:
- Chỉ bôi thuốc Scarlet lên vùng da cần được điều trị;
- Không để thuốc dính vào mắt, mũi, niêm mạc hay âm đạo, vết thương đang chảy máu;
- Không được tự ý tăng liều lượng thuốc Scarlet bôi lên da hoặc số lần bôi trong ngày vì có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc;
- Không để trẻ em tự bôi thuốc Scarlet cho bản thân. Nếu trẻ tự bôi thì cần có người lớn ở bên cạnh hướng dẫn, giám sát;
- Phụ nữ có thai và cho con bú không được tự ý sử dụng thuốc Scarlet nếu chưa được bác sĩ cho phép;
- Bảo quản sản phẩm ở điều kiện nhiệt độ phòng, độ ẩm không khí không quá cao. Sau khi dùng thuốc xong nên đóng nắp sản phẩm lại ngay để đảm bảo chất lượng của thuốc.
5. Tương tác thuốc Scarlet
Thành phần rau má trong thuốc Scarlet có thể tương tác với một số dược chất như: Vitamin B3, men đỏ, Androstenedione, DHEA, chaparral, dầu pennyroyal, Comfrey, 5-HTP, cây anh túc California, thạch xương bồ, matatabi, melatonin, kava, dương đào Jamaica,... Đa phần các dược liệu tương tác này đều có tính chất đối kháng hoặc cạnh tranh với sản phẩm. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại dược chất này khi đang dùng kem bôi trị sẹo Scarlet.
Khi dùng thuốc Scarlet, người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị về cách dùng, liều dùng thuốc. Điều này đảm bảo tạo điều kiện cho thuốc phát huy hiệu quả trị liệu tốt nhất và giảm nguy cơ phát sinh các tác dụng phụ khó lường.