Giỏ hàng

Saferon

Thương hiệu: an
|
5,500₫

THÀNH PHẦN
Mỗi viên nhai không bao chứa:
Phức hợp Hydroxid Polymaltose sắt (III) tương đương sắt nguyên tố 100mg.
Tá dược: Lactose, Colloidal Silicone Dioxide, Ethycellulose, Đường, Mannitoll, Dextrose, Bột cacao, Aspartam, Methyl paraben, Propyl paraben, Povidone 30, Sodium starch glycolate, Crosscarmellose sodium, Vanilex special, Trusil Chocolate, Talc, Magnesi stearat.

CHỈ ĐỊNH
Người lớn: Dự phòng và điều trị chừng thiếu máu thiếu sắt, như thiếu máu nhược

LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG
Liều dùng và thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt.
Liều hàng ngày có thể được chia thành các liều nhỏ hoặc dùng một lần. Nên nhai hay uống viên Saferon sau khi ăn để có tác dụng tốt nhất.
Khi giá trị hemoglobin đã trở lại bình thường, cần tiếp tục điều trị thêm 3 tháng để bổ sung lượng sắt dự trữ.
Điều trị thiếu máu thiếu sắt

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Saferon, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Không rõ tần suất ADR:

Tiêu hóa: Đau thượng vị, vị kim loại, buồn nôn, nôn, khó chịu thượng vị, táo bóntiêu chảy, phân đen.

Khác: Thay đổi màu răng.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Saferon chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Các bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu tán huyết, rối loạn tạo hồng cầu, giảm sản tủy xương).
  • Thừa sắt.

Thận trọng khi sử dụng

IPC:

Dùng quá liều các thuốc chứa sắt có thể gây ngộ độc dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 6 tuổi. Mặc dù Saferon là khá an toàn vì IPC có LD50 rất cao, nhưng phải để thuốc ngoài tầm tay trẻ em. Nếu lỡ dùng quá liều, gọi bác sĩ hoặc trung tâm chống độc ngay lập tức.

Các thuốc chứa sắt, kể cả hydroxid polymaltose sắt (III), có thể gây phản ứng dị ứng hay phản vệ. Nếu có phản ứng phản vệ phải ngừng dùng Seferon ngay và áp dụng các biện pháp cấp cứu.

Không dùng quá liều chỉ định. Việc điều trị thiếu máu phải theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Đôi khi có khó chịu ở đường tiêu hóa (như buồn nôn), có thể làm giảm thiểu bằng cách uống thuốc với thức ăn. Các thuốc chứa sắt có thể đôi khi gây táo bón hay tiêu chảy.

Thận trọng khi dùng cho người bị dị ứng, suy gan hay suy thận.

Thận trọng khi dùng cho người nghiện rượu và người bị bệnh đường tiêu hóa như loét đường tiêu hóa, viêm ruột kết.

Acid folic:

Liều acid folic trên 0,1mg/ngày có thể làm che lấp triệu chứng của bệnh thiếu máu ác tính (biểu hiện huyết học không rõ trong khi biểu hiện thần kinh vẫn tiến triển).

Không được dùng acid folic đơn độc hoặc với lượng không đủ vitamin B12 để điều trị chứng thiếu máu hồng cầu to chưa được chẩn đoán rõ, vì acid folic có thể tạo ra đáp ứng huyết học ở bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12 nhưng không ngăn chặn được sự tiến triển của các triệu chứng thần kinh, có thể dẫn đến các thương tổn thần kinh nghiêm trọng, như thoái hóa tủy sống.

Nên thận trọng khi dùng cho các bệnh nhân có các khối u phụ thuộc folat.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy thận.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng.

Thời kỳ mang thai 

Các chế phẩm bổ sung sắt - acid folic được biết là an toàn và có lợi cho cả mẹ và trẻ.

Thời kỳ cho con bú

Không biết IPC có đi vào sữa mẹ không. Acid folic đi vào sữa mẹ và không có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào được thấy ở trẻ bú mẹ khi mẹ dùng acid folic. Chỉ dùng viên nhai Saferon cho phụ nữ cho con bú khi thực sự cần thiết.

Tương tác thuốc

IPC:

Vì sắt trong IPC ở dạng liên kết phức hợp nên các tương tác giữa ion sắt với các thành phần của thức ăn (như phytin, oxalat, tannin, v.v...) và các thuốc uống cùng khác (tetracyclin, các thuốc kháng acid) ít xảy ra. Như các thuốc chứa sắt khác, IPC cũng có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc. IPC không được uống trong vòng 2 giờ sau khi dùng các thuốc sau: Tetracyclin, fluoroquinolon, chloramphenicol, cimetidine, levodopa, levothyroxin, methyl dopa, penicillamin.

Các thuốc kháng acid gắn kết có thể tách ra được với IPC trong khoảng pH 3 đến 8, khác với các muối sắt vô cơ là gắn kết bền vững không tách được; nhưng các thuốc kháng acid có thể làm giảm hấp thu IPC. Không được dùng thuốc kháng acid trong vòng 2 giờ sau khi dùng IPC. Không thấy có tương tác giữa các hormon và IPC (giống như các thuốc chứa sắt thông thường).

Acid folic:

Tình trạng thiếu acid folic có thể gây ra bởi một số thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc tránh thai đường uống, thuốc chống lao, rượu, các thuốc kháng acid folic như methotrexat, pyrimethamin, triamteren, trimethoprim và sulfonamide. Trong một số trường hợp như khi dùng thuốc chống động kinh và methotrexat, có thể cần trị liệu bằng acid folinic hay acid folic để phòng ngừa xuất hiện thiếu máu hồng cầu to. Bổ sung acid folic đã được báo cáo làm giảm nồng độ phenytoin huyết thanh ở một vài trường hợp, và có thể cũng xảy ra với các thuốc barbiturat dùng chống động kinh.

Đơn vị tính
Quy Cách
Hotline hỗ trợ bán hàng 24/7: 0903697996
|
Số lượng

Saferon

5,500₫

Sản phẩm đã xem

0₫ 0₫
Facebook Top